Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016

Một số phương pháp điều trị bệnh nứt hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là căn bệnh thuộc nhóm bệnh lý hậu môn trực tràng, có thể xảy ra độc lập hoặc đi kèm với bệnh trĩ. Bệnh cũng gây không kém phiền toái cho người bệnh như bệnh trĩ. Với sự phát triển của khoa học, công nghệ hiện nay, việc điều trị nứt kẽ hậu môn đã không còn quá khó khăn nữa với một số phương pháp điều trị sau.


Theo bác sĩ phòng khám đa khoa Hồng Phong bệnh nứt kẽ ở hậu môn có thể gặp ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Nguyên nhân hình thành  thường do chứng táo bón gây ra, trong nhiều trường hợp, nó là hậu quả do biến chứng từ bệnh trĩ.

Cách điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn

1/ Điều trị tại nhà bằng những cách thông thường

  • Đối với những người thường bị táo bón nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, uống nhiều nước để có thể nhuận tràng, ngừa táo bón, giảm áp lực lên thành hậu môn mỗi khi đi đại tiện, vì táo bón là nguyên nhân khiến bệnh nứt kẽ hậu môn ngày càng trầm trọng hơn.



  • Ăn các loại thức ăn có chứa nhiều chất xơ như: sắn dây, khoai lang, các loại ngũ cốc, các loại trái cây… để nhuận tràng, không bị đau rát khi đi đại tiện.
  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể cũng là cách giúp giảm táo bón, hỗ trợ điều trị nứt kẽ hậu môn hiệu quả.
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ mỗi khi đi đại tiện để không làm hậu môn bị xước, viêm.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để không cọ xát vào vết thương nhằm ngăn bệnh trở nên nghiêm trọng.
  • Để giảm các triệu chứng đau nhức do nứt kẽ hậu môn tạo ra, bệnh nhân có thể ngâm hậu môn hằng ngày với nước ấm và muối hạt để sát trùng và giảm sưng đau.

2/ Sử dụng thuốc điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn

  • Thuốc uống: Các loại thuốc uống có tác dụng giúp niêm mạc hậu môn vững chắc, chống táo bón, giảm tình trạng nứt kẽ hậu môn.
  • Kem bôi ngoài da: Sử dụng các loại kem bôi ngoài da có chứa Nitroglycerine, Hydrocortisone giúp điều trị tình trạng sưng viêm, đau nhức, giúp các vết nứt nhanh lành hơn.
  • Thuốc kháng sinh: Các loại thuốc kháng sinh có tác dụng chống viêm nhiễm, giảm sưng đau, chảy dịch. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý là thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng tạm thời chứ không thể điều trị bệnh tận gốc. Và việc dùng thuốc kháng sinh phải tuân theo chỉ định của bác sĩ chứ không được sử dụng tùy tiện vì có thể gây ra tác dụng phụ ngoài ý muốn
  • Thuốc chống táo bón: Các loại thuốc nhuận tràng giúp đi đại tiện dễ dàng, hạn chế tình trạng bệnh nặng.
  • Viên đặt hậu môn: Với viên đặt hậu môn sẽ được đưa sâu vào hậu môn của người bệnh, tác dụng của thuốc sẽ thẩm thấu và có hiệu quả nhanh hơn.
  • Thuốc đông y: Người bệnh có thể dùng một số bài thuốc đông y để xông, uống và rửa hậu môn, có tác dụng chống viêm nhiễm, nhuận tràng, làm lành các tổn thương tại hậu môn.


3/ Điều trị nứt kẽ hậu môn bằng cách tiểu phẫu

  • Khi bị nứt kẽ hậu môn mãn tính, dù đã trị khỏi nhưng vẫn có nguy cơ tái phát. Khi đó, cần đến ngay các phòng khám chuyên khoa hậu môn trực tràng để tiến hành phẫu thuật. Đây là tiểu phẫu khá đơn giản và an toàn, bác sĩ sẽ cắt bỏ vòng hậu môn để giãn co thắt và làm lành các vết nứt

Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong
Địa chỉ: 160-1620 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5, TP.HCM